Dâu tây Đà Lạt phù hợp với điều kiện khí hậu tuyệt vời của thành phố “Sương mù” khiến chất lượng quả đạt cao, cung cấp cho thị trường nội địa hàng năm.
Ước tính năm 2015 sản lượng đạt 1,000 tấn, đến năm 2019 tăng gấp đôi khoảng hơn 2,200 tấn. Trong đó Đà Lạt chiếm 70% và còn lại là huyện Lạc Dương 30% sản lượng.
Dâu tây là cây trồng mang lại nguồn thu nhập khá tốt cho người nông dân nên diện tích trồng dâu Đà lạt cũng tăng từ 130 ha (2015) đến 190 ha (2019).
Tuy nhiên, cũng không ít thách thức trong việc canh tác cây dâu tây với nhiều bệnh hại ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng.
Bệnh “Đốm đen” hay nông dân thường gọi là bệnh “Chấm trái” – làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng dâu tây.
Theo một số đánh giá thì bệnh “Đốm đen” có thể ảnh hưởng đến 80% năng suất, đặc biệt là trong giai đoạn “ mưa dầm” của Đà lạt.
Bệnh đốm đen do nấm Colletotrichum acutatum gây ra. Bệnh thường gây hại trên cả quả xanh và chín, hoặc trên cuống quả và lá. Trên quả, vết bệnh thường có đốm tròn, màu đen hơi trũng xuống. Bệnh phát triển mạnh khi thời tiết có nhiệt độ và ẩm độ cao và lây lan mạnh nhờ gió hoặc qua đường giọt bắn khi mưa. Ngoài ra, bệnh “đốm đen” dâu tây còn có thể lây lan trong quá trình vận chuyển.
Để hạn chế tác hại của bệnh đốm đen, bà con nên phát hiện sớm và phun thuốc trừ bệnh đốm đen Map Rota 50WP.
Liều lượng: 20 – 40g/25 lít.
Map Rota 50WP – Rửa Sạch Thán Thư – Bảo Vệ Đêm Ngày
Chúc bà con vụ mùa bội thu
Map Pacific Singapore – Giúp người nông dân