Nông nghiệp bền vững - Nông nghiệp xanh - Giúp người nông dân

Quản lý Rệp sáp trên vườn cây có múi

Cây ăn quả

Quản lý Rệp sáp trên vườn cây có múi

1. Sự gây hại của rệp sáp:

Rệp sáp là dịch hại tấn công trên nhiều loại cây trồng. Ấu trùng và thành trùng cái chích hút trên các vị trí như lá, cành, trái, cuống trái. Đặc biệt trên cây có múi, rệp sáp còn tấn công dưới rễ nên rất khó phát hiện và phòng trừ. Cây bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết, trái cũng có thể bị biến màu, phát triển kém và bị rụng. Ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng nông sản.

Khi chích hút rệp sáp còn tiết ra mật ngọt hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây, làm cho chất lượng nông sản bị giảm đi.

Có thể chia Rệp Sáp ra làm 2 nhóm:

  • Nhóm  Rệp Sáp Dính với các giống phổ biến như Lepidosaphes, Aonidiella, Coccus và Saissetia.
  • Nhóm Rệp Sáp Bông với các giống và loài phổ biến như  PseudococcusPlanococcus và  Icerya purchasi

 Thời gian phát triển của rệp sáp thích hợp vào mùa nắng, mùa mưa phát triển ít hơn.

2. Biện pháp quản lý: 

Để hạn chế sự phát triển của rệp sáp chúng ta cần vệ sinh vườn, loại bỏ những cành vô hiệu, cành già tạo sự thông thoáng cho vườn. Thăm vườn thường xuyên. Ngoài biện pháp canh tác chúng ta có thể kết hợp với biện pháp hóa học để quản lý rệp sáp tốt hơn.

Bà con nông dân tại vùng cây có múi Lai Vung đang sử dụng sản phẩm Taron 50EC kết hợp với sản phẩm Map Green 6SL giúp quản lý rệp sáp đạt hiệu quả cao.

  • Sản phẩm Taron 50EC giúp tiêu diệt rệp sáp với 4 cơ chế: Tiếp xúc, vị độc, thấm sâu, xông hơi cực mạnh
  • Sản phẩm Map Green 6SL với thành phần chính là tinh dầu từ cây có múi giúp tăng tính thẩm thấu, tăng sự loang trãi và chống rửa trôi cực tốt. Map Green 6SL tăng khả hiệu quả của thuốc phối cùng.

Sự kết hợp của 2 sản phẩm Taron 50 EC và Map Green 6SL sẽ giúp bà con nông dân phòng trừ rệp sáp một cách hiệu quả tốt nhất.

Với liều lượng như sau: 250ml Taron 50 EC + 125ml Map Green 6SL/ 200 lít nước phun ước đều tán cây sẽ giúp quản lý rệp sáp đạt hiệu quả tốt nhất.

Chúc nhà vườn có những vụ mùa bội thu!


Related Post

Phòng trừ rệp sáp trên cây ăn trái

Rệp sáp có tên khoa học: Planococcus citri, chúng ký sinh trên… Xem thêm

Quản lý bệnh thối thân (cành) thanh long mùa nắng

Hiện nay miền Nam đã bước vào mùa khô, thời… Xem thêm

Quản Lý Rệp Sáp Trên Cam

1. Tác hại của Rệp sáp: Rệp sáp chích hút… Xem thêm

Giải pháp Map Hero 340WP quản lý bệnh đốm nâu Thanh long

1. Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh đốm nâu do nấm… Xem thêm

Quản lý bệnh thán thư hại Xoài

Triệu chứng, tác hại của bệnh thán thư: Bệnh do… Xem thêm

Biện pháp quản lý sâu đục ngọn hại Xoài

1. Tác hại của sâu đục ngọn xoài: Sâu đục… Xem thêm

All in one
Liên Hệ
Secured By miniOrange