Nông nghiệp bền vững - Nông nghiệp xanh - Giúp người nông dân

Giải pháp Map Hero 340WP quản lý bệnh đốm nâu Thanh long

Cây ăn quả

Giải pháp Map Hero 340WP quản lý bệnh đốm nâu Thanh long

1. Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra.

2. Điều kiện phát sinh và phát triển của bệnh:

Bệnh thường xuất hiện và gây hại mạnh vào mùa mưa, do độ ẩm cao. Thời tiết có mưa dầm kéo dài, thông qua nước mưa bào tử nấm bắn tung tóe và chảy tràn sang các bộ phận khác của cây và các cây lân cận.

3. Triệu chứng gây hại:

Bệnh tấn công trên thân cành và quả. Khi mới xuất hiện, triệu chứng ban đầu là các vết lõm màu trắng (nên một số nông dân còn gọi là bệnh đốm trắng,…), sau đó vết bệnh nổi lên thành những đốm tròn màu nâu như mắt cua. Trong điều kiện thuận lợi bệnh phát triển mạnh, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành, trái thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng mảng.

Triệu chứng vết bệnh đốm nâu trên cành
Triệu chứng vết bệnh đốm nâu trên cành

4. Biện pháp phòng và trị bệnh:

  • Sử dụng hạt giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và nên xử lý nấm bệnh trước khi giâm trồng.
  • Cắt tỉa, thu gom các cành bệnh nặng.
  • Không để cành non vào mùa mưa, cành dễ bị bệnh không hiệu quả kinh tế
  • Cung cấp lượng phân đạm cân đối cho cây để tránh bệnh đốm nâu phát triển mạnh.
  • Sử dụng giải pháp Map Hero 340WP của công ty Map Pacific Singapore.

Sản phẩm có 03 hoạt chất: hiệu lực cao, giảm tính kháng.

  • Azoxystrobin            60 g/Kg
  • Dimethomorph         30 g/Kg           
  • Fosetyl Aluminium 250 g/Kg

Thuốc có tính lưu dẫn hai chiều và thấm sâu rất mạnh

5. Thời điểm xử lý thuốc:

  • Đối với bệnh đốm nâu ,nên xử lý phun phòng ngừa trước “giải pháp ưu tiên” . Hoặc tiến hành phun khi thấy vết bệnh chớm xuất hiện trên cành non, nụ, hoặc trái.
  • Liều lượng xử lý: 20g/ bình 16 lít

Chú ý: phun ướt đều trên đầu trụ, bề mặt trái, giúp kiểm soát tốt bệnh đốm nâu trên trái. Đảm bảo chất lượng mẫu mã trái. Phun lặp lại sau 5- 7 ngày khi gặp thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển.

Chúc bà con vụ mùa bội thu

Map Pacific Singapore – Giúp người nông dân


Related Post

Phòng trừ rệp sáp trên cây ăn trái

Rệp sáp có tên khoa học: Planococcus citri, chúng ký sinh trên… Xem thêm

Quản lý bệnh thối thân (cành) thanh long mùa nắng

Hiện nay miền Nam đã bước vào mùa khô, thời… Xem thêm

Quản Lý Rệp Sáp Trên Cam

1. Tác hại của Rệp sáp: Rệp sáp chích hút… Xem thêm

Quản lý bệnh thán thư hại Xoài

Triệu chứng, tác hại của bệnh thán thư: Bệnh do… Xem thêm

Biện pháp quản lý sâu đục ngọn hại Xoài

1. Tác hại của sâu đục ngọn xoài: Sâu đục… Xem thêm

Quản lý Rệp sáp trên vườn cây có múi

1. Sự gây hại của rệp sáp: Rệp sáp là… Xem thêm

All in one
Liên Hệ
Secured By miniOrange