Nông nghiệp bền vững - Nông nghiệp xanh - Giúp người nông dân

Giải pháp phòng trị bệnh lem lép hạt hại lúa

Cây lương thực

Giải pháp phòng trị bệnh lem lép hạt hại lúa

Lem lép hạt là một hội chứng của nhiều tác nhân gây ra trên hạt. Lem lép hạt có thể do nấm, vi khuẩn, vi rút và côn trùng gây ra trong điều kiện lúa còn ngoài đồng. Lem lép hạt còn có thể xảy ra sau khi thu hoạch, lúc tồn trữ lúa trong kho vựa.

1. Tác hại của bệnh lem lép hạt 

‘Lem hạt’ làm giảm phẩm chất của hạt lúa. ‘Lép hạt’ và ‘Lửng hạt’ sẽ làm giảm năng suất của ruộng lúa.

Hạt lúa bị lem lép có mang nấm bệnh sẽ là nguồn lây lan bệnh cho cây mạ non vụ sau, ngoài ra mầm bệnh còn gây ra triệu chứng lùn trắng lá hoặc triệu chứng von cho cây mạ.

2. Tác nhân gây bệnh lem lép hạt

Bệnh lem lép hạt do nấm gây ra là phổ biến nhất 

a) Nấm gây lem lép hạt:

Có ít nhất 19 loài nấm gây bệnh lem và lép hạt (Pyricularia oryzae, Cescospora oryzae, Tilletia barclayana, Phoma sorghina, Trichothecium sp., Pinatubo oryzae, Microdochium oryzae, Fusarium fujikuroi, Curvularia lunata, Trichoconis padwickii, Pinatubo oryzae, Nigrospora sp., Bipolaris oryzae, Acremonium sp., Ustilaginoidea virens, Trichothecium sp., Pythomyces sp., Alternaria sp., Chaetomium globosum.)

b) Vi khuẩn gây lem lép hạt:

Các vi khuẩn gây bệnh lem lép cho hạt lúa gồm Burkholderia glumae, Xanthomonas oryzae pv. oryzae, Pseudomonas fuscovaginae và Acidovorax avenae sub sp. avenae.

c) Nhện gié gây lem lép hạt:

Nhện gié Steneostarsonemus spinkii gây bệnh nám bẹ (cạo gió) cũng gây lem lép hạt.

d) Côn trùng gây lem lép hạt:

Con bọ xít chích hút hạt cũng gây lép và lem hạt.

3. Triệu chứng bệnh lem lép hạt 

Hạt lúa có thể bị lép hoặc lửng, vỏ trấu của hạt bệnh có thể có màu xanh nhạt sau chuyển sang vàng, hoặc có vết, đốm màu nâu, từ nâu sậm, tím đến đen. Triệu chứng tùy thuộc tác nhân.

a) Lem lép hạt do nấm:

Các nấm gây hại trên hạt tạo ra vết màu nâu, tím đến nâu sậm, tím sậm,  có hoặc không có tâm trắng giữa vết. Trong điều kiện không khí có ẩm độ cao, bên ngoài có lớp phấn trắng bao phủ lên trên các vết màu. Hạt lúa thường bị lửng hoặc lép hoàn toàn.

b) Lem lép hạt do vi khuẩn:

Lép vàng do vi khuẩn: hạt lúa bị lép, vỏ trấu không biến màu. Phôi nhủ (hạt gạo con bên trong) teo nhỏ có vệt thối nâu hoặc đen. Bệnh thường gây hại cho tất cả các hạt trên một nhánh của bông lúa khiến nhánh bông bị lép và có trọng lượng nhẹ (nhánh bông bắn máy bay).

Thối đen hạt do vi khuẩn: hạt lúa bị bệnh có vết đen trên vỏ trấu, thường xuất hiện ở đỉnh của hạt lúa. Hạt gạo bên trong bị thối mềm, bóp mạnh hạt bệnh có thể có nước xịt ra.

c) Lem lép hạt do nhện gié 

Nhện gié gây hại năng trước khi lúa trổ, hạt lúa sau khi trổ có thể bị lem hoặc lép. Hạt bị lem thường có màu đen nhạt trên vỏ trấu. Tuy nhiên hạt bị lem lép cũng có thể có màu tím do các nấm bội sinh tạo ra.

d) Lem hạt do côn trùng 

Bọ xít chích hút hạt lúa lúc ngậm sữa cũng gây lem lép hạt. Hạt bị hại có một vết nâu tròn với phần giữa có màu trắng. Đôi khi có thể thấy vết chích của bọ xít ở ngay giữa vết lem.

4. Biện pháp phòng và trị bệnh: 

– Trên đồng ruộng, các hạt bị lững thường có mang các mầm bệnh trên hạt, do đó loại bỏ hạt lững từ ban đầu cũng giúp giảm bớt thiệt hại do các mầm bệnh trên hạt. Bằng cách sử dụng nước muối 15% để loại các hạt lép và lững ra khỏi lô hạt giống.

– Trong quá trình canh tác, việc phun thuốc vào 2 giai đoạn lúa trổ lẹt xẹt và lúa trổ đều là cần thiết để phòng trị bệnh lem lép hạt hại lúa.

– Sử dụng sản phẩm Map Super 300EC và Map Lotus 125WP để phòng trị bệnh lem lép hạt trên lúa.

Map Super 300EC với 2 hoạt chất phòng trị nấm phổ rộng có hiệu lực cao trên bệnh lem lép hạt do nấm gây ra:

Propiconazole … 150 g/l

Difenoconazole … 150 g/l

Kết hợp 2 hoạt chất có tác dụng lưu dẫn và thấm sâu.

Lúa trúng mùa, hạt sáng vàng không vết lem lép

Liều lượng sử dụng: 0,3 – 0,35 l/ha;

Cách pha: 25 ml/ bình 25 lít

Map Lotus 125WP kết hợp 2 cơ chế diệt khuẩn: Streptomycin ức chế tổng hợp protein (không gắn acid amin) và Oxolinic acid ức chế tổng hợp DNA (không tách xoắn RNA) giúp phòng trị bệnh lem lép hạt do vi khuẩn gây ra:

Streptomycin sulfate … 25 g/kg

Oxolinic acid … 100 g/kg

Đặc trị bệnh do vi khuẩn.

Phổ trừ bệnh rộng, hiệu quả nhanh.

Liều lượng sử dụng: 0,4 – 0,6 kg/ha;

Cách pha: 25 gr/ bình 25 lít.

– Giai đoạn sử dụng: phun thuốc vào 2 giai đoạn lúa trổ lẹt xẹt và lúa trổ đều để phòng trị bệnh lem lép hạt hại lúa.


Related Post

Sâu cuốn lá lúa và biện pháp phòng trừ

Sâu cuốn lá (Cnaphaclocrocia medinalis) có đặc điểm gây hại… Xem thêm

Biện pháp quản lý sâu cuốn lá hại lúa

Sâu cuốn lá tuổi nhỏ ăn phần thịt lá chỉ… Xem thêm

Giải pháp phòng trừ rầy nâu – côn trùng chích hút

– Rầy nâu là loài côn trùng chích hút, gây… Xem thêm

Biện pháp quản lý rầy nâu hại lúa

Rầy nâu phát triển tăng mật số rất nhanh trên… Xem thêm

Biện pháp quản lý nhện gié hại lúa

Nhện Gié phát triển và tăng mật số rất nhanh… Xem thêm

All in one
Liên Hệ
Secured By miniOrange